Chủ đề “Người khéo nói” được sư thầy Thích Pháp Hòa thuyết pháp tại Mỹ vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. Như thế nào là một người nói chuyện hay, có phải là nói lời đường mật nịnh nọt là khéo chăng?

Xưa nay ông cha ta có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể nói khéo nói để vừa lòng nhau được xem như một nghệ thuật sống thật sự, và bắt nguồn từ chính sự chân thành, từ bi và minh triết. Tuy nhiên mỗi người thường hay nhầm lẫn giữa điều này với việc nói lời mật ngọt, nịnh hót để ai đó làm lợi cho mình, làm sai lệch đi bản chất của sự người ăn nói khôn khéo.

Một người được xem là khéo nói chuyện khi họ nói đúng lúc, lựa chọn đúng thời điểm để nói, rồi từ lời nói đó mang đến kết quả tốt đẹp. Còn nói sai lúc, thì nó chỉ là lời nói gió bay, vô nghĩa, thậm chí bị người khác hiểu sai ý định vốn không xấu của mình.

Có một điều là sự thật được xem là màu nhiệm, cũng là một biểu hiện của người khéo nói. Đương nhiên bên cạnh đó cũng có câu sự thật mất lòng, đành rằng không phải lúc nào nói sự thật cũng tốt. Nhưng đến khi thích hợp cần được phơi bày sự thật về một điều gì đó, thì mỗi người nên thẳng thắn.

Nhưng để là người khéo nói, kỳ thực còn cần đến sự nhẹ nhàng, ôn hòa trong lời nói. Lời nói đó phải được xuất phát từ ý nghĩ, mục đích tốt đẹp, chân thành, mong muốn mang đến điều tốt lành cho mọi người và chúng sinh. Có như vậy thì chính người đó không chỉ đạt được mục đích của lời nói, mà còn có được sự an vui, hạnh phúc.

Loading...

Người ta cũng thường nói “khẩu nghiệp” nên mỗi người cần chú ý đến lời nói của mình, đừng nói điều sai trái, gian ác rồi mang nghiệp vào thân. Hãy học cách ôn hòa với mọi người mọi vật, tránh xa những xung đột trong đời sống để có được sự an nhiên.

Loading...