Robot điệp viên bay như bươm bướm

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Công việc đầu tiên vô cùng khó khăn của các khoa học gia là phải nghiên cứu kỹ cách vỗ cánh bay của một con bướm thật, bay từ cành hoa này sang cành hoa khác, bay đảo lên đảo xuống, lượn lờ trong không gian…, sau đó luyện tập cho một thế hệ robot mới có kích thước chỉ bằng một con kiến.
Robot điệp viên bay như bươm bướm
Ảnh minh họa

Những robot tí hon biết vỗ cánh bay như bươm bướm gọi tắt là MAV (Micro Areal Vehicle), chúng thực hiện nhiệm vụ trinh sát như một điệp viên (ảnh). Ngoài ra, MAV cũng tham gia các nhiệm vụ khác như cứu hộ, kiểm tra môi trường, tìm kiếm, thăm dò không gian… Tính đến tháng 5/2012, loại robot điệp viên này đã được những cơ quan an ninh tại Mỹ sử dụng rộng rãi.

Công trình nghiên cứu do Giáo sư Tiras Lin thuộc Trường đại học John Hopkins danh tiếng của Mỹ lãnh đạo nhóm khoa học gia của trường đã tiến hành theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 2008, đến đầu năm 2012 thì thành công. Theo ông, để thực hiện những hoạt động quân sự, MAV cần phải thông thạo địa hình của một thành phố hay vùng quân sự của địch, len lỏi qua được những vị trí rất chật hẹp, sẵn sàng bay theo những luồng không khí nhẹ. MAV phải cực kỳ linh hoạt, khéo léo, nhanh nhẹn và khôn ngoan để đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết của một robot điệp viên. Những robot điệp viên tí hon biết bay này sẽ có rất nhiều ứng dụng trong thực tế.

Giáo sư Lin rút ra kết luận rằng, để luyện tập cho robot MAV chuyển động vừa nhanh vừa chính xác trong không gian, các khoa học gia phải dày công nghiên cứu hết sức tỉ mỉ cơ chế bay của cánh bướm, họ dùng những camera hiện đại nhất để phân tích các chuyển động của cánh bướm khi vờn quanh một bông hoa với độ chính xác tối đa.

Tốc độ chụp hình của máy phải lên tới 3.000 hình độ nét một magepixel trong một giây mới đáp ứng được yêu cầu (một máy ảnh bình thường chỉ chụp được khoảng 23, 34 và 70 hình trong một giây). Theo ông Lin, nhóm nghiên cứu đã phải dùng các camera có tốc độ cao vì mỗi giây, robot bươm bướm có thể vẫy cánh đến hơn 25 lần.

Nhóm khoa học gia nghiên cứu các camera ở phía trước một tấm chắn trong suốt rồi thả robot bướm, đợi cho đến lúc bướm bay vào tầm ngắm của 3 chiếc camera đã được gắn vào 3 góc khác nhau, sẽ bật máy để thu được khoảng 6.000 hình trên cả 3 chiều của không gian, sau đó chăm chú phân tích cơ chế bay của robot bướm. Theo họ, cánh bướm so với khối lượng thân rất nhỏ nên quán tính của nó không ảnh hưởng chút nào đến sự bay.

Kết quả những nghiên cứu rất công phu và hiện đại này sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu tiếp để cho ra đời một thế hệ robot mới với nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống, trước mắt là chế tạo bướm robot mang bom hay robot bướm gián điệp thâm nhập lòng địch để thu thập tin tức tình báo quan trọng

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật